Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 185 ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu

Hòa trong không khí lễ hội tưng bừng của cả nước, vào sáng ngày 02/7 ( tức ngày 6/6 Âm lịch) vừa qua, TP.Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 185 Ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829-2014) tại Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải (quận Sơn Trà), TP. Đà Nẵng.

le-chanh-ky

Chương trình Lễ kỷ niệm đã được diễn ra trong 2 ngày (ngày 1 và 2/7) với lễ vọng ngài đàng và lễ vọng chánh điện trong không khí vô cùng trang nghiêm nhưng cũng không kém phần náo nhiệt

Thoại Ngọc Hầu (1829-2014) là danh tướng của triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761), tại làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, trấn Quảng Nam (nay thuộc P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Ông có hai người vợ, chánh thất là bà Châu Thị Tế và vợ thứ là bà Trương Thị Miệt; cả hai đều là những người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của ông. Sinh thời, ông là một võ quan, một nhà hành chánh, một doanh điền lớn của đất nước. Do có công lớn nên được chúa Nguyễn phong tước Hầu. Khi ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Kiên Giang, Sa Đéc và Vĩnh Long), ông đã ra sức khai khẩn đất đai, khai hoang vùng biên gới hoang vu và xây dựng nhiều công trình dân sinh có giá trị cao như hai kênh Vĩnh Tế kéo dài từ Châu Đốc đến Hà Tiên, Thoại Hà kéo dài từ Ba Bồi đến Rạch Giá , bên cạnh đó còn có vùng Đông Xuyên, Long Xuyên; lập làng lập ấp ở Thoại Sơn và hai bên bờ kênh Vĩnh Tế, mở đường Châu Đốc đi núi Sam, lập đội quân mang tên An Hải quê hương để trấn giữ vùng đất Hà Tiên… 2 năm trước khi qua đời, ông trở về quê nhà An Hải, Sơn Trà,du lịch Đà Nẵng và có những đóng góp quan trọng để xây dựng quê hương An Hải từ một làng quê nghèo trở thành vùng đất đông dân cư và trù phú bên bờ Đông sông Hàn. Để nhớ công lao của ông, dân làng An Hải đã tôn ông là hậu hiền và thờ ông trong miếu thờ. Ông mất tại Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829), thi hài ông được an táng bên chân núi Sam cùng với 2 người vợ của mình.

Tại buổi lễ kỷ niệm, các đoàn đại biểu sở, ban, ngành cùng với nhân dân TP.Đà Nẵng và đại diện huyện Thoại Sơn (An Giang) đã dâng hương lên bàn thờ danh thần để tỏ lòng thành kính, biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của ông. Sau đó là hoạt cảnh  tái diễn sinh động quá trình Thoại Ngọc Hầu vào An Giang cho đào kênh Vĩnh Tế ngăn mặn, khai hoang, phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Đây là dịp để người dân TP.Đà Nẵng cùng đồng bào Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh An Giang tri ân, tôn vinh, tưởng nhớ công lao của danh thần Thoại Ngọc Hầu, qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng thơi cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách khi đến với thành phố du lịch Đà Nẵng.

Xêm thêm: Du Lịch Đà Nẵng